Lịch sử ngày 8/3 trên thế giới và tại Việt Nam

 

Lịch sử ngày 8/3 có từ bao giờ?

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm. Ngày này được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.

Theo Wikipedia, lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ tổ chức sớm nhất được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức để tưởng niệm cuộc đình công năm 1908 của Hiệp hội Công nhân May mặc Quốc tế. Không có cuộc đình công nào vào ngày 8 tháng 3 năm đó. Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.

Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.

http://www.tgu.edu.vn/upload/images/woman-day-3(1).jpg

Ý nghĩa ngày 8/3 là gì?

Tháng 8 năm 1910, Hội nghị Phụ nữ Thế giới được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch. Luise Zietz đề nghị việc tạo ra một Ngày Phụ nữ Quốc tế hằng năm và được Clara Zetkin ủng hộ. Tuy vậy ngày cụ thể vẫn chưa xác định. Các đại biểu gồm 100 phụ nữ đến từ 17 quốc gia đã đồng ý với ý tưởng này là một chiến lược nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng, bao gồm cả việc phụ nữ được quyền bỏ phiếu, quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Liên Hợp Quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.

http://www.tgu.edu.vn/upload/images/loi-chuc-tang-me-hay-cam-dong-nhat-ngay-8-3(1).jpg

Ngày 8/3 được tổ chức như thế nào trên thế giới?

Wikipedia cho biết hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ là ngày lễ chính thức tại các nước Afghanistan, Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Burkina Faso, Campuchia, Cuba, Gruzia,Guinea-Bissau,Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Madagascar, Moldova, Mông Cổ, Nga, Nepal, Tajikistan, Trung Quốc, Turkmenistan, Uganda, Ukraina, Uzbekistan, Việt Nam và Zambia...

Tại một số quốc gia, như Cameroon, Croatia, Romania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria và Chile, ngày 8/3 không phải là một kỳ nghỉ lễ mặc dù vẫn được tổ chức rộng rãi. Vào ngày này, đàn ông thường tặng những người phụ nữ trong cuộc sống của họ - bạn bè, mẹ, vợ, bạn gái, con gái, đồng nghiệp... hoa và những món quà nhỏ. Ở một số quốc gia (như Bulgaria và Romania), nó cũng được coi là tương đương với ngày của Mẹ, và trẻ em cũng tặng những món quà nhỏ cho mẹ và bà mình.

http://www.tgu.edu.vn/upload/images/photo1520430950152-1520430950152856409753.jpg

Tại Ý, để chào mừng ngày này, đàn ông tặng hoa mimosa vàng cho phụ nữ. Nhà hoạt động chính trị cộng sản Teresa Mattei đã chọn hoa mimosa vào năm 1946 như một biểu tượng của ngày Quốc tế Phụ nữ ở Ý bởi vì bà cảm thấy những biểu tượng của Pháp trong ngày này, bao gồm hoa violet và linh lan, quá khan hiếm và tốn kém để có thể áp dụng hiệu quả ở Ý.

Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâm và bạo lực đối với phụ nữ, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức.

http://www.tgu.edu.vn/upload/images/y-nghi-ngay-8-8-khoi-nghia-hai-ba-trung.jpg

Ngày 8/3 ở Việt Nam tổ chức như thế nào

Theo trang khoahoc.tv, ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam tặng phụ nữ hoa (thường là hoa hồng) và quà, sự kiện thường được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia.

VĨNH SƠN (tổng hợp)